Vật lí lớp 10 THPT


TRẮC NGHIỆM VẬT LÍ LỚP 10 (CƠ BẢN VÀ NÂNG CAO) 
HỌC KỲ I (CÓ ĐÁP ÁN)



ÔN TẬP KIỂM TRA 45 PHÚT LẦN 1 - HỌC KỲ I THEO CHỦ ĐỀ



Chuyên mục tủ đề Kiểm tra tập trung môn Lí lớp 10 – Học kỳ I:
Môn Lí là môn học tương đối khốc liệt đối với đa số các bạn trong học kỳ I lớp 10 này, vậy nên bài kiểm tra tập trung môn Lí trong học kỳ này sẽ quyết định phần nào số phận môn Lí của các bạn. Hãy dành khoảng 2-3 phút để đọc nhé, sẽ giúp cho các bạn lớp 10 N2T rất nhiều khi kiểm tra (chắc chắn nên cần phải đọc).

Đôi lời nhắn nhủ yêu thương khi làm bài tự luận về chuyển động thẳng biến đổi đều:
- Thứ nhất, câu đầu tiên phải ghi đó là "CHỌN CHIỀU DƯƠNG LÀ CHIỀU CHUYỂN ĐỘNG" (hoặc có thể chọn ngược lại, tùy). Không cần làm gì cả, chỉ ghi vậy là đã được 0,25 điểm. Nhưng nếu không ghi câu đó thì cho dù chúng ta có làm chuẩn và chính xác kết quả so với đáp số như thế nào đi chăng nữa thì chúng ta đã sai ngay từ đầu vì nếu người chấm chọn chiều dương ngược chiều chuyển động sẽ ra đáp số khác nhưng hai đáp số khác nhau không thể cùng đúng nếu không có lí luận đi kèm. (Điều này tuyệt đại đa số điều mắc phải vì đơn giản rằng trên lớp cứ theo công thức rồi làm ra thôi chứ chẳng mấy ai quan tâm đến việc đầu tiên mình cần làm gì là đúng, xong rồi ra điểm sẽ hao hụt rất nhiều vì điểm tự luận). Hãy nghe tui điều này.
- Thứ hai, phải cẩn trọng trong việc tính gia tốc, chỉ cần tính được gia tốc xem như 3/4 bài toán được giải quyết. Vậy nên bạn nào còn đang mơ hồ về công thức thì hãy học và hiểu tất cả những công thức có xuất hiện gia tốc. Mục đích là thay đúng công thức và số liệu là có thể rút được gia tốc ra để tính rồi. Một số công thức về gia tốc hay dùng thì chúng ta sẽ nhanh nhận ra, nhưng một số công thức có liên quan nhưng ít dùng chúng ta cũng sẽ khó tránh lúng túng đối với một số không ít bạn. Nếu đề cho vận tốc đầu với vận tốc sau mà không nói gì đến quãng đường thì ta nghĩ ngay đến công thức v = v₀ + at hay Δt = (v - v₀)/a để tính gia tốc (công thức Δt = (v - v₀)/a được dùng chủ yếu khi đề yêu cầu tính quãng đường đi được sau bao nhiêu giây kể từ lúc bắt đầu khi vừa tính ra được gia tốc). Tương tự nếu đề cho vận tốc đầu, vận tốc sau và quãng đường đi được thì ta có thể nhớ đến công thức v² - v₀² = 2a.S (trường hợp một xe bắt đầu rời bến, bắt đầu chuyển động thì vẫn dùng công thức trên được vì v₀ = 0 lúc này ta được v² = 2a.S vẫn tính bình thường). Công thức áp dụng v² - v₀² = 2a.S và v² = 2a.S như đã nói đã thường hay ra nên các bạn hãy cứ để tâm đến và uyển chuyển nếu như đề cho sẵn gia tốc rồi yêu cầu tìm các đại lượng khác nhé. Cứ tìm công thức nào có liên quan đến hết những dữ liệu đề cho thì khả năng đúng là rất cao. (Nhớ chú ý đơn vị).

- Thứ ba câu tự luận khó nhất của lớp nâng cao theo ma trận ghi là "khó tùy ý" vậy nên chúng ta có thể tủ một số dạng mà tui tâm đắc như sau:

(1) Dạng chỉ nhỏ quãng đường đi được ra làm n đoạn sao cho thời gian để đi qua mỗi đoạn là bằng nhau, xác định độ dài mỗi đoạn đường đó. Hãy xét ví dụ cụ thể sau: "Một xe máy bắt đầu khởi động và chuyển động thẳng nhanh dần đều khi đi được quãng đường 100 mét thì vận tốc lúc này đạt 54 Km/h. Hãy tính gia tốc của xe, thời gian để xe đi hết quãng đường 100 mét trên và chia quãng đường trên thành 4 phần D1, Đ2, D3, D4 sao cho thời gian đi trên mỗi phần đường là bằng nhau. Tính độ dài mỗi quãng đường D1 đến D4." Với dạng bài nà đường lối chung thì chúng ta vẫn cứ làm như bình thường, chọn chiều dương là chiều chuyển động, quy đổi 54Km/h = 15m/s (chia 3,6) rồi áp dụng công thức độc lập thời gian v² - v₀² = 2a.S (đỗ xe bắt đầu khởi động nên v₀ = 0), ta được ngay: v² = 2a.S <=> 15² = 2.a.100 => a = 1,125 (m/s²). Thời gian để xe đi hết quãng đường 100m nói trên: áp dụng công thức Δt = (v - v₀)/a với a = 1,125 ta vừa tính được thay vào ra ngay Δt = (15 - 0)/1,125 = 40/3 13,33 (giây). Để tính D1, D2, D3, D4 ta lí luận rằng thời gian đi mổi phần bằng nhau nên t₁ = t₂ = t₃ = t₄ = (40/3)/4 = 10/3 3,33 (giây). Đến đây ta dễ dàng suy ra được từng quãng đường đi tương ứng là D1 = (a.t₁²)/2 = [1,125.(10/3)²]/2 = 6,25 mét. D2 = D1 + (a.t₂²)/2 = 6,25 + [1,125.(10/3)²]/2 = 12,5 mét. D3 = D1 + D2 + (a.t₃²)/2 = 6,25 + 12,5 + [1,125.(10/3)²]/2 = 25 mét. D4 = S - D1 - D2 - D3 = 100 - 6,25 - 12,5 - 25 = 56,25 mét. Nói chung biết suy luận là làm được thôi. 
(2) Tính độ dài quãng đường xe đi được trong 1 giây bất kì, ví dụ như quãng đường trong giây thứ 5 thì ta cứ lấy quãng đường đi được trong 6 giây trừ đi quãng đường đi trong 5 giây là ra thôi (theo công thứ S = (a.t²)/2 ở mỗi giai đoạn thôi). Dạng này trên lớp hay làm. 
(3) Xe chuyển động trên quãng đường S, cho hoặc bảo tính vận tốc tức thời và thời gian đi hết 1/4 tổng quãng đường S (hoặc 1/3 1/5 tổng quãng đường, tùy thích). Tính thời gian để đi hết 1/4 tổng quãng đường cuối hoặc 1/4 tổng quãng đường liền kề, hết 3/4 quãng đường còn lại, hoặc vận tốc tức thời ở cả hai đoạn đường trên,.... thì các bạn cứ suy luận tương tự như trên mà tính thôi.
- Thứ tư, nhớ khi làm ra đáp số phải ghi đơn vị kèm theo nhé, (mét), (giây), (m/s²),.... và trước khi thay số hãy ghi công thức tổng quát ra trước vì có sai sót cũng sẽ được tính điểm công thức. Thang điểm chấm sẽ là: chọn chiều dương 0,25đ; Công thức 0,25đ; Thay số 0,25đ; Kết quả 0,25đ; đơn vị 0,25đ đối với câu đầu tiên. Câu giữa 0,75đ vì ngắn chỉ cần áp dụng đúng ra ngay. Câu cuối khó 1,0đ. 
______________________
Về TRẮC NGHIỆM thì Lý thuyết nên ghi nhớ chắc chắn những điều bẫy sau đây:

- Không phải cứ chuyển động thẳng nhanh dần đều thì gia tốc phải dương, vì đơn giản nếu chọn chiều dương ngược chiều chuyển động thì sẽ âm. Còn nếu chuyển động thẳng CHẬM DẦN ĐỀU thì "GIA TỐC LUÔN LUÔN TRÁI DẤU VỚI VẬN TỐC BAN ĐẦU" là luôn luôn đúng. Một số trường hợp hỏi mang tính suy luận thì ví dụ như một vật đang nằm yên bổng chuyển động thẳng biến đổi đều với gia tốc âm thì chúng ta có nhiều hướng để kết luận như vật chuyển động NHANH DẦN ĐỀU THEO CHIỀU ÂM, hoặc NHANH DẦN ĐỀU NGƯỢC CHIỀU DƯƠNG chứ không hẵn gia tốc âm là chuyển động chậm dần đều nhé.

- Quỹ đạo của một vật là tương đối và phụ thuộc vào hệ qui chiếu ta chọn nhưng KHOẢNG CÁCH GIỮA HAI ĐIỂM (hai vật đứng yên) TRONG KHÔNG GIAN LÀ TUYỆT ĐỐI chứ không phải TƯƠNG ĐỐI. Vì đơn giản nó đứng yên xác định thì ta đo được nên là tuyệt đối. Đừng thuận miệng nhầm rằng nó tương đối nhé.
- Chất điểm là những vật ta xét có kích thước RẤT NHỎ SO VỚI CHIỀU DÀI QUỸ ĐẠO CỦA VẬT. Vậy nên lấy một vật thật to đặt trong một không gian to rộng thì vẫn coi nó là một chất điểm như Trái đất không là một chất điểm trong chuyển động tự quay quanh trục của nó nhưng Trái đất lại là một chất điểm trong Hệ mặt trời, thiên hà,.... miễn nó nhỏ so với quỹ đạo của nó là được.
- Véctơ độ dời có độ lớn KHÔNG bằng quãng đường đi được của chất điểm (đơn giản vì nếu chất điểm chuyển động theo đường cong và ta nối điểm đầu với điểm cuối lại nói đó là quãng đường đi thì quá sai).
- Phương trình TỌA ĐỘ tức là phải chọn đáp án có x = ...... (không phải s = ..... nhé), phương trình tọa độ theo THỜI GIAN phải chọn đáp án có x = ..... và t đi kèm. Ví dụ: phương trình tọa độ theo thời gian của chuyển động thẳng biến đổi đều là x = x₀ + v₀t+ at²/2 (khác nhau với s = x₀ + v₀t+ at²/2) đọc gần giống với công thức vận tốc tại một thời điểm ấy.
- Trong chuyển động thẳng biến đổi đều thì GIA TỐC KHÔNG THAY ĐỔI (cứ thấy hai chữ thẳng và đều thì cứ kết luận gia tốc không đổi ĐỘ LỚN VÀ KỂ CẢ CHIỀU - không áp dụng cho chuyển động tròn đều nhé), và Quãng đường đi được trong những khoảng thời gian bằng nhau thì KHÔNG BẰNG NHAU.
- Xem kĩ hình dạng của một số đồ thị (đường thẳng hay đường cong, vị trí thế nào?) Dễ nhớ nhất là đồ thị vận tốc theo thời gian của chuyển động thẳng đều là một đường thẳng song song trục hoành Ot (nhớ câu này nếu đề hỏi cái khác thì không được chọn hình dạng đồ thị tương tự như câu này, cộng với 1 phút suy luận ta sẽ loại được những đáp án sai khác nữa). 
- Những câu có cho phương trình chuyển động rồi hỏi những thứ có liên quan thì phải chú ý đề cho x tính bằng gìt tính bằng gì nhé, nếu đồng nhất thì cứ thay vào bình thường, còn nếu như x tính bằng mét mà t tính bằng phút thì khi thay vào mình phải nhân thêm cho 60 (60 giây trên 1 phút nhé). Cẩn thận kẻo sai không đáng ở những câu dễ. 
- Đã là một đại lượng vector thì phải có 4 đại lượng đặc trưng đó là điểm đặt, phương, chiều và độ lớn. Vậy nên hãy học những đặc điểm đó của từng vector như vector gia tốc, vector vận tốc của từng loại chuyển động nhé, để tâm một tí là sẽ tìm ra quy luật để học thôi, hãy học những cái chung nhau trước. Sợ là sẽ có hỏi bất kỳ đấy. 
- Trong chuyển động tròn đều thì lưu ý một số điều sau: KHÔNG PHẢI GÓC QUAY CÀNG LỚN THÌ VẬT QUAY CÀNG NHANH (hãy tạm chấp nhận, sang học kỳ II học lượng giác sẽ rõ hơn); Cái nữa là khi một vật chuyển động tròn đều quanh tâm của nó thì mọi điểm trên vật đó đều chuyển động cùng chu kỳ, cùng tần số, cùng tốc độ góc, nhưng KHÔNG CÙNG VẬN TỐC (đơn giản vì nếu ở gần hoặc xa tâm hơn thì bán kính sẽ khác nhau nên đoạn đường đi được 1 vòng sẽ khác nhau thì hiển nhiên vận tốc phải khác nhau); Về công thức thì cứ hãy luôn thuộc và không được nhầm vì chỉ có 2-3 công thức là ô-mê-ga = 2pi/T = 2pi.f (T phải nằm ở dưới mẫu, f = 1/T), gia tốc hướng tâm = v²/r. Chỉ nhớ nhiêu đó thôi thì qua hết các câu của chuyển động tròn đều của lớp 10 nhé.
- Về chuyển động rơi tự do thì lớp cơ bản chú ý làm bài tự luận xoay quanh công thức v = g.t; s = gt²/2 (h = g.t²/2) từ đó biến đổi để tính các đại lượng khác ví dụ như t = √(2s/g); v = √(2g.h) để tính hoặc cứ ghi biểu thức ra rồi bấm máy tính đại lượng cần tính (nhớ quy đổi đơn vị nếu không đồng nhất và ghi đơn vị sau đáp số). Về lý thuyết thì nên nhớ đôi điều: rơi tự do là CHUYỂN ĐỘNG THẲNG NHANH DẦN ĐỀU (hoặc CÓ VẬN TỐC TĂNG ĐỀU THEO THỜI GIAN) (chiều dương từ trên xuống nhé), thời gian để rơi chạm đất ở cùng độ cao không phụ thuộc vào khối lượng (vật sẽ chạm đất cùng lúc nhưng thực tế thì không đối với một số trường hợp) tác nhân gây ra đó chính là LỰC CẢN CỦA KHÔNG KHÍ sẽ làm cho vật rơi nhanh chậm khác nhau (đến đây lấy viên bi và tờ giấy ra thử thì sẽ rõ).
________________

P/s: Nhắn nhủ chân tình chỉ có bấy nhiêu đó, bảo đảm lướt qua và để tâm những gì tui đã ghi trên thì chắc chắn không dưới 6 điểm trong kiểm tra Vật lí sắp tới. Chúc tất cả các bạn ôn tập và kiểm tra đạt kết quả tốt nhất có thể nhé.

Công thức Vật lí tui chế một số cái để dễ nhớ này, có thể share xem:
Lớp 10:
Cả 3 khối:


________________


HƯỚNG DẪN GIẢI MỘT SỐ DẠNG BÀI TẬP VẬT LÍ 10
 TRÊN MÁY TÍNH CẦM TAY CASIO fx 570VN-Plus

______________
_________________________

PHÂN DẠNG CƠ BẢN VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI BÀI TẬP VẬT LÍ LỚP 10 HỌC KỲ II



MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II MÔN VẬT LÍ LỚP 10 CƠ BẢN VÀ NÂNG CAO - HỌC KỲ II TRƯỜNG THPT NGUYỄN TRUNG TRỰC NĂM HỌC 2017-2018 VÀ HỆ THỐNG ÔN TẬP:



>> TẢI VỀ: TẠI ĐÂY.

ĐẾN THỜI KHẮC NÀY, CÁCH ÔN BÀI TỐT NHẤT NGOÀI VIỆC CỐ GẮNG HIỂU BÀI ĐÓ CHÍNH LÀ HÃY HỌC THUỘC ĐÁP ÁN, GHI NHỚ KẾT QUẢ ĐỂ MÀ BIẾT ĐÂU CÓ THỂ VẬN DỤNG ĐƯỢC KHI LÀM BÀI THEO FILE DƯỚ ĐÂY NÀY =)))))



>> TẢI VỀ: TẠI ĐÂY.

TẢI VỀ: TẠI ĐÂY
TRẮC NGHIỆM VẬT LÍ LỚP 10 HỌC KỲ II CÓ ĐÁP ÁN


                                                   

_____________________________________


MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA 45 PHÚT MÔN VẬT LÍ LỚP 10 NÂNG CAO HỌC KỲ II TRƯỜNG THPT NGUYỄN TRUNG TRỰC NĂM HỌC 2017-2018 VÀ HỆ THỐNG ÔN TẬP:

TẢI VỀ: TẠI ĐÂY

MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA 45 PHÚT MÔN VẬT LÍ LỚP 10 CƠ BẢN HỌC KỲ II TRƯỜNG THPT NGUYỄN TRUNG TRỰC NĂM HỌC 2017-2018 VÀ HỆ THỐNG ÔN TẬP:


TẢI VỀ: TẠI ĐÂY


_______________________________


Links: Trắc nghiệm Vật lí lớp 10 (Cơ bản & Nâng cao) học kỳ I [nhấp vào]




Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét