Sinh học lớp 10 THPT

TRẮC NGHIỆM SINH HỌC LỚP 10 

ĐỀ KIỂM TRA 45 PHÚT HỌC KỲ I 
LỚP 10 NÂNG CAO (THAM KHẢO)

Câu 1: Các cấp tổ chức sống cơ bản từ thấp đến cao là:
A. Tế bào -> cơ thể -> quần xã -> quần thể -> hệ sinh thái -> sinh quyển.
B. Tế bào -> cơ thể -> quần thể ->  quần xã -> hệ sinh thái -> sinh quyển.
C. Tế bào -> mô -> cơ quan -> cơ thể -> quần thể -> quần xã -> hệ sinh thái.
D. Mô -> tế bào -> cơ quan -> cơ thể -> quần thể -> quần xã -> hệ sinh thái.
Câu 2: Cho các các đặc điểm sau: 
(1) Được tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc.
(2) Không ngừng trao đổi chất và năng lượng với môi trường.
(3) Các cấp tổ chức sống cấp dưới có những đặc điểm nổi trội mà cấp độ tổ chức cao hơn không có.
(4) Có các cơ chế tự điều chỉnh đảm bảo duy trì và điều hòa sự cân bằng động.
(5) Liên tục sinh sôi nảy nở và không ngừng tiến hóa.
Trong các đặc điểm trên, các cấp tổ chức sống có mấy đặc điểm chung?
A. 4.                                    B. 5.                                    C. 2.                                    D. 3.
Câu 3: Dựa vào tiêu chí nào mà Whittaker và Magulis phân chia sinh vật thành 5 giới?
A. Cấu tạo tế bào, mức độ tổ chức cơ thể, nhóm sinh vật điển hình.
B. Cấu tạo tế bào, kiểu dinh dưỡng, nhóm sinh vật điển hình.
C. Cấu tạo tế bào, mức độ tổ chức cơ thể, kiểu dinh dưỡng.
D. Mức độ tổ chức cơ thể, kiểu dinh dưỡng, nhóm sinh vật điển hình.
Câu 4: Cho các điểm khác biệt của nhóm thực vật nguyên sinh so với nhóm động vật nguyên sinh và nấm nhầy của giới nguyên sinh như sau: (1) Cơ thể đơn bào; (2) Có thành xenlulôzơ; (3) Có lục lạp; (4) Dị dưỡng.
Đáp án đúng là:
A. 1, 2                                 B. 2, 3                                 C. 3, 4                                 D. 2, 3, 4
Câu 5: Người ta cho rằng giới thực vật có vai trò quyết định đối với sự sống trên trái đất. Giới thực vật cung cấp thức ăn cho giới động vật, dược liệu chữa bệnh cho con người, tham gia điều hòa không khí khi hấp thụ CO2 và giải phóng O2, đồng thời mang lại nguồn năng lượng duy trì hoạt động sống của sinh giới. Đặc điểm nổi bật nào của giới thực vật đã đem lại vai trò to lớn đó?
A. Giới thực vật có khả năng quang hợp, là sinh vật tự dưỡng.
B. Giới thực vật không có khả năng quang hợp, là sinh vật dị dưỡng.
C. Giới thực vật có nhiều ngành, sống đa dạng ở nhiều nơi.
D. Tế bào thực vật có thành tế bào, có khả năng phản ứng nhanh.
Câu 6: Trong 5 đặc điểm sau đây, có bao nhiêu đặc điểm chỉ có ở giới Thực vật mà không có ở giới Động vật?
(1) Gồm những sinh vật đa bào, nhân thực.
(2) Có khả năng tự dưỡng nhờ quá trình quang hợp.
(3) Có thành tế bào được cấu tạo từ thành phần chủ yếu là xenlulôzơ.
(4) Có khả năng phản ứng rất nhanh, chính xác với các kích thích từ môi trường.
(5) Có chứa bào quan đảm nhận chức năng quang hợp là lục lạp.
Câu trả lời đúng là:
A. 4.                                    B. 5.                                    C. 2.                                    D. 3.
Câu 7: Các nguyên tố nào sau đây được xếp vào nhóm các nguyên tố vi lượng?
A. C, S, Cu, Fe.                  B. H, Zn, Fe, Cu.                C. N, Cu, Mo, B                 D. Co, Cu, Fe, Mo
Câu 8: Nước có tính phân cực là do:
A. 1 phân tử nước được cấu tạo từ 1 nguyên tử ôxi liên kết với 2 nguyên tử hiđrô.
B. liên kết giữa ôxi và hidrô trong phân tử nước là liên kết cộng hóa trị.
C. đôi êlectron trong mối liên kết bị kéo lệch về phía ôxi.
D. liên kết giữa ôxi và hiđrô trong phân tử nước là liên kết ion.
Câu 9: Nội dung không đúng khi nói về vai trò của nước trong tế bào là:
A. Nước là môi trường giúp cho các phản ứng xảy ra.
B. Nước tham gia trực tiếp vào một số phản ứng.
C. Nước dự trữ năng lượng cho tế bào.
D. Nước là dung môi hòa tan các chất.
Câu 10: Kết luận đúng khi thủy phân lactôzơ dưới tác động của enzim là:
A. sản phẩm là glucôzơ và galactôzơ do liên kết glicôzit bị phân hủy.
B. sản phẩm là glucôzơ và fructôzơ do liên kết glicôzit bị phân hủy.
C. sản phẩm là glucôzơ và galactôzơ do liên kết peptit bị phân hủy.
D. sản phẩm là glucôzơ và fructôzơ do liên kết peptit bị phân hủy.
Câu 11: Chức năng chính của cacbohidrat là: 
A. cấu tạo nên tế bào và các bộ phận của cơ thể.
B. nguồn dự trữ năng lượng và vật liệu cấu trúc tế bào.
C. tham gia xúc tác cho các phản ứng sinh hóa.
D. là thành phần của phân tử ADN.
Câu 12: Điểm khác nhau giữa phôtpholipit và mỡ:
(1) Phôtpholipit có số phân tử axit béo ít hơn mỡ.
(2) Phôtpholipit chỉ tan trong dung môi hữu cơ, mỡ thì không tan.
(3) Cấu tạo của phôtpholipit có nhóm phôtphat còn mỡ thì không.
(4) Phôtpholipit tham gia cấu tạo màng sinh chất còn mỡ là nguồn dự trữ năng lượng cho tế bào.
Câu trả lời đúng là:
A. 1, 2, 3, 4                         B. 1, 2, 3                             C. 1, 3, 4                             D. 1, 4
Câu 13: Chức năng chủ yếu của phôtpholipit là:
A. dự trữ năng lượng cho tế bào và cơ thể.
B. thành phần chính cấu tạo nên màng sinh chất.
C. thành phần cấu tạo nên một số loại hoocmôn.
D. dự trữ năng lượng và là thành phần của enzim.
Câu 14: Cấu trúc bậc 2 của prôtêin là:
A. một prôtêin gồm vài chuỗi pôlipeptit liên kết với nhau.
B. các axit amin liên kết với nhau tạo chuỗi pôlipeptit.
C. chuỗi pôlipeptit co xoắn hoặc gấp nếp.
D. chuỗi pôlipeptit co xoắn tạo nên cấu trúc không gian 3 chiều.
Câu 15: Loại prôtêin nào sau đây có chức năng điều hòa các quá trình trao đổi chất trong tế bào và cơ thể?
A. Prôtêin hoomôn.            B. Prôtêin kháng thể.          C. Prôtêin vận động.           D. Prôtêin cấu trúc.
Câu 16: Sự bền vững và linh hoạt trong cấu trúc không gian xoắn kép của phân tử ADN được bảo đảm bởi:
A. các liên kết phôtphodieste giữa các nuclêôtit trong chuỗi pôlinuclêôtit.
B. liên kết giữa các bazơ nitơ và đường đêôxiribôzơ.
C. số lượng các liên kết hiđrô hình thành giữa các bazơ nitơ của 2 mạch.
D. sự kết hợp của ADN với prôtêin histôn trong cấu trúc của sợi nhiễm sắc.
Câu 17: Cả 3 loại ARN (mARN, tARN, rARN) đều có các đặc điểm nào sau đây?
(1) chỉ gồm 1 chuỗi pôlinuclêôtit.
(2) cấu tạo theo nguyên tắc đa phân.
(3) có 4 loại đơn phân: A, U, G, X
(4) các đơn phân luôn liên kết theo nguyên tắc bổ sung.
Phương án lựa chọn đúng là:
A. 1, 2, 3                             B. 1, 2, 4                             C. 1, 3, 4                             D. 1, 2, 3, 4
Câu 18: Phân tử ARN thông tin (mARN) có chức năng nào sau đây?
A. Lưu giữ, bảo quản và truyền đạt thông tin di truyền.
B. Truyền thông tin di truyền từ ADN tới ribôxôm và được dùng như một khuôn để tổng hợp prôtêin.
C. Cấu tạo nên ribôxôm, nơi tổng hợp prôtêin.
D. Vận chuyển các axit amin đến ribôxôm, tham gia giải mã di truyền.
Câu 19: Đoạn mạch đơn nào sau đây sẽ là mạch bổ sung với đoạn mạch có thành phần và trật tự sắp xếp các nuclêôtit như sau : 5’ TTGXXTAGGTT 3’
A. 3’ AAXGGTAXXAA 5’                                          B. 3’AAXXTAGGXAA 5’           
C. 5’ AAXGGATXXAA 3’                                          D. 5’AAXXTAGGXAA 3’
Câu 20: Hai gen có cùng chiều dài là 0,51mm. gen 1 có tích giữa T và loại bổ sung là 9%. Gen 2 có tỷ lệ (A+T)/(G+X) = 2/3. Số liên kết hyđrô có trong gen 1, gen 2 lần lượt là :
A. 3900 và 7200.                B. 3600 và 3900.                 C. 3600 và 7800.                D. 7200 và 7800.
Câu 21: Đặc điểm cho phép xác định một tế bào là tế bào nhân sơ hay tế bào nhân thực là:
A. Có hay không có thành tế bào vững chắc.
B. Tế bào có tiến hành hay không tiến hành trao đổi chất với môi trường.
C. Có hoặc không có các hạt ribôxôm.
D. Chất nhân được bao bọc bởi màng hay không có màng bao bọc.
Câu 22: Một số vi khuẩn có khả năng bám vào bề mặt tế bào người, vì vậy chúng có thể gây bệnh cho người. Cấu trúc nào sau đây ở vi khuẩn giúp chúng thực hiện được khả năng đó?
A. Thành tế bào                  B. Vỏ nhầy                          C. Roi                                 D. Lông
Câu 23: Biết rằng vi khuẩn Gram dương mẫn cảm cao với Penicillin và sulfomamide, vi khuẩn Gram âm mẫn cảm cao với Streptomycin và tetracycline. Sử dụng phương pháp nhuộm Gram với 2 vi khuẩn X và Y cho kết quả sau: X có màu tím, Y có màu đỏ. Nhận định nào sau đây đúng?
A. X là vi khuẩn Gram dương và có thể bị tiêu diệt bởi Penicillin và sulfomamide, Y là vi khuẩn Gram âm và có thể dùng Streptomycin và tetracycline để tiêu diệt
B. X là vi khuẩn Gram âm và có thể bị tiêu diệt bởi Penicillin và sulfomamide, Y là vi khuẩn Gram dương và có thể dùng Streptomycin và tetracycline để tiêu diệt
C. X là vi khuẩn Gram dương và có thể bị tiêu diệt bởi Streptomycin và tetracycline, Y là vi khuẩn Gram âm và có thể dùng Penicillin và sulfomamide để tiêu diệt
D. X là vi khuẩn Gram âm và có thể bị tiêu diệt bởi Streptomycin và tetracycline, Y là vi khuẩn Gram dương và có thể dùng Penicillin và sulfomamide để tiêu diệt
Câu 24: Một trong số các sinh vật nhỏ nhất là loại vi khuẩn Mycoplasma, tế bào của chúng có đường kính dao động từ 0,1µm đến 1µm. Vi khuẩn có kích thước lớn nhất là Thiomargarista namibiensis được các nhà khoa học Đức phát hiện gần đây có kích thước đạt tới 0,75mm và bằng mắt thường có thể nhìn thấy chúng. Nhận định nào sau đây về 2 vi khuẩn trên là đúng?
A. Tế bào vi khuẩn Thiomargarista namibiensis có tốc độ trao đổi chất mạnh hơn tế bào vi khuẩn Mycoplasma.
B. Tế bào vi khuẩn Thiomargarista namibiensis có tốc độ sinh sản mạnh hơn tế bào vi khuẩn Mycoplasma.
C. Tế bào vi khuẩn Mycoplasma có tốc độ trao đổi chất mạnh hơn tế bào vi khuẩn Thiomargarista namibiensis.
D. Tế bào vi khuẩn Mycoplasma có tốc độ sinh trưởng chậm hơn tế bào vi khuẩn Thiomargarista namibiensis.
Câu 25: Cho các bào quan sau: (1) Thành tế bào; (2) Ribôxôm; (3) Ti thể; (4) Lục lạp; (5) Bộ máy Golgi.
Các bào quan có ở tế bào thực vật mà không có ở tế bào động vật là:
A. 1, 4                                 B. 1, 2, 4                             C. 3, 4, 5                             D. 2, 4
Câu 26: Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về lưới nội chất?
A. Lưới nội chất là hệ thống màng bên trong tế bào nhân thực, giới hạn nên các xoang, kênh thông với nhau.
B. Màng của lưới nội chất được cấu tạo từ 2 thành phần chính là phôtpholipit và prôtêin.
C. Lưới nội chất hạt sản xuất ra các ribôxôm.
D. Lưới nội chất trơn tham gia vào quá trình tổng hợp lipit.
Câu 27: Bào quan nào sau đây được ví như một phân xưởng tái chế “rác thải” của tế bào?
A. Bộ máy gôngi.               B. Không bào.                     C. Lizôxôm.                        D. Ribôxôm.
Câu 28: Sắc tố diệp lục có chứa nhiều trong cấu trúc nào sau đây?
A. Chất nền lục lạp.                                                        B. Các túi tilacôit.
C. Màng ngoài lục lạp.                                                    D. Màng trong lục lạp.
Câu 29: Nội dung nào sau đây đề cập đến cấu trúc của ti thể là đúng?
A. Ti thể có hệ gen và riboxom riêng nên hoạt động của nó hoàn toàn không liên quan với tế bào.
B. Màng trong chứa nhiều enzim hô hấp tham gia quá trình chuyển hóa chất hữu cơ thành ATP.
C. Có 2 lớp màng với nhiều enzim hô hấp định vị ở màng ngoài tham gia vào quá trình hô hấp tế bào.
D. Màng ngoài không gấp khúc, màng trong gấp khúc tạo các mào trên đó có chứa ADN và ribôxôm.
Câu 30: Màng sinh chất có tính khảm - động vì:
(1) các phân tử phôtpholipit và một số prôtêin hình thành cấu trúc lặp lại đều đặn.
(2) các phân tử prôtêin nằm cài trong lớp phôtpholipit kép.
(3) các phân tử cholesterol giúp tăng độ linh hoạt của màng.
(4) các phân tử phôtpholipit và một số prôtêin có thể di chuyển bên trong lớp màng.
Lựa chọn đúng là:
A. (2), (3).                           B. (2), (4).                           C. (1), (3)                            D. (1), (2) và (4).



ÔN TẬP KIỂM TRA HỌC KỲ I MÔN SINH HỌC LỚP 10 (2017 - 2018) PHẦN TRẮC NGHIỆM (TỦ ĐỀ)
(Tủ đề chỉ mang tính tham khảo, mong các bạn 
đừng "đặt trọn niềm tin" vào đây nhé! Kẻo tủ đè)


[TẢI XUỐNG]


Đề Kiểm tra Học kỳ I môn Sinh học lớp 10CB trường THPT Nguyễn Trung Trực (tham khảo):

Đề năm học 2016 - 2017:




_____________________________________________

Đề Năm học 2014 - 2015:




TRẮC NGHIỆM ÔN TẬP KIỂM TRA HỌC KỲ II MÔN SINH HỌC LỚP 10



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét